COP16 Công ước về Đa dạng Sinh học kết thúc nhưng không đạt được thỏa thuận về huy động và đóng góp tài chính
- Thứ hai - 18/11/2024 09:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
WWF hoan nghênh các tiến triển COP16 Công ước về Đa dạng Sinh học (CBD) đã đạt được, nhưng cũng cảnh báo rằng việc trì hoãn các quyết định quan trọng sẽ cản trở việc thực thi Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu
CALI, Colombia (ngày 6 tháng 11 năm 2024) – Ngày 2 tháng 11 vừa qua, 196 quốc gia tham gia Hội nghị lần thứ 16 các Bên tham gia Công ước đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc (COP16) tại Colombia đã nhất trí thành lập một quỹ toàn cầu mới dành riêng cho việc chia sẻ lợi ích đa phương trong sử dụng thông tin dữ liệu số tài nguyên di truyền (DSI).
Tuy nhiên, sau cuộc đàm phán kéo dài 24 giờ, thảo luận xung quanh việc thành lập một quỹ đa dạng sinh học mới lớn hơn và các quyết định quan trọng khác, đã bị hoãn lại và cuộc họp bị đình chỉ vì không còn đủ số người đàm phán để đưa ra quyết định. Kết quả này có nguy cơ làm suy yếu niềm tin vào Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu Côn Minh-Montreal (KMGBF) và khả năng thực thi KMGBF.
'Quỹ Cali' nêu rõ: các công ty sử dụng thông tin dữ liệu số tài nguyên di truyền (DSI) từ các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học di truyền trong các sản phẩm của mình phải đóng góp một phần lợi nhuận hoặc doanh thu vào Quỹ. Trong khi các chi tiết giải ngân vẫn đang được hoàn thiện, một thỏa thuận quan trọng đã đạt được: 50% nguồn kinh phí của Quỹ sẽ được phân bổ cho người dân bản địa và cộng đồng địa phương, trực tiếp hoặc thông qua chính phủ. Điều này sẽ cho phép các cộng đồng, bao gồm phụ nữ và thanh thiếu niên, cuối cùng cũng được chia sẻ lợi nhuận.
Kirsten Schuijt, Tổng Giám đốc WWF Quốc tế, cho biết: "Mặc dù chưa hoàn thiện và còn nhiều chi tiết cần thảo luận, “Quỹ 'Cali' mới được thành lập tại COP16 là một bước tiến quan trọng. Quỹ đảm bảo rằng các công ty hưởng lợi từ thiên nhiên đóng góp công bằng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời các nguồn tài trợ quan trọng đến được những người và địa điểm cần nhất".
Bình luận về cuộc họp bị đình chỉ, bà Schuijt nói thêm: “Mặc dù chính phủ Colombia đã nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, kết quả này đe doạ việc thực hiện Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu. Việc thực hiện sứ mệnh ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất thiên nhiên vào năm 2030 chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng hiện tại chúng ta đang đi chệch hướng một cách nguy hiểm.”
Các cuộc đàm phán xung quanh việc thành lập một quỹ đa dạng sinh học mới rộng lớn hơn cho các nước đang phát triển cũng đã bị ngừng lại.
Các cuộc đàm phán về giám sát tiến độ, trong đó tập trung giải quyết các bất cập trong giám sát việc thực hiện KMGBF và các phương pháp đánh giá (“kiểm kê”) toàn cầu trong năm 2026 và 2030 cũng không thể hoàn thành.
Các quốc gia phát triển cũng đang chậm trễ trong việc thực thi cam kết đóng góp 20 tỷ đô la Mỹ hàng năm để tài trợ cho hoạt động đa dạng sinh học quốc tế vào năm 2025. Các cam kết cho cơ chế tài trợ tạm thời, Quỹ Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu (GBFF), tại Cali cũng rất hạn hẹp, với tổng số tiền cam kết hiện tại là 407 triệu đô la Mỹ. Thảo luận về việc tái sử dụng các khoản trợ cấp gây hại cho thiên nhiên cũng đạt được rất ít tiến triển kể từ khi KMGBF được thông qua.
Khi COP16 kết thúc, 44 bản sửa đổi của Chiến lược và Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học Quốc gia (NBSAP) đã được đệ trình và 119 quốc gia đã đệ trình các Mục tiêu Quốc gia đã cập nhật, sửa đổi, chiếm khoảng 63%. Đây là một sự gia tăng đáng kể so với trước thềm COP16 - khi chưa đến một nửa số quốc gia công bố kế hoạch hoặc mục tiêu.
Ông Thibault Ledecq, Giám đốc Bảo tồn của WWF-Việt Nam phát biểu: “WWF hoan nghênh Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đệ trình bản sửa đổi của Chiến lược và Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học Quốc gia tại Cali. Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ sớm thực hiện cam kết và luôn sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong công cuộc bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học.”
Tại một sự kiện bên lề COP16 về việc lồng ghép đa dạng sinh học vào trong các lĩnh vực, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đã nhấn mạnh Việt Nam là một trong 20 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới và là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba trên toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 11 tỷ đô la Mỹ. Ông cho biết Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong bảo vệ đa dạng sinh học, nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, phục hồi hệ sinh thái biển, phục hồi các loài đặc hữu và triển khai các mô hình đồng quản lý với cộng đồng địa phương.
"Một trong những mục tiêu chính của Colombia là tập hợp các tiếng nói đa dạng của cộng đồng trên khắp thế giới, để đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe tại COP16", Tiến sĩ Lin Li, Giám đốc cấp cao về Chính sách và Vận động toàn cầu của WWF Quốc tế cho biết. "Sau nhiều năm tham dự các COP về Đa dạng Sinh học, lần đầu tiên tôi thấy đây thực sự là một 'COP của người dân' - với sự tham gia ngày càng tăng của người dân bản địa, cộng đồng địa phương, người gốc Phi, phụ nữ và thanh niên, tất cả đều nêu lên mối quan tâm của họ đối với Mẹ Trái đất. Tiếng nói của họ phải được những người ra quyết định lắng nghe - trong các phiên đàm phán, tại các cơ quan của chính phủ và trong phòng họp của các doanh nghiệp đang khai thác cạn kiệt thiên nhiên. Những yêu cầu của người dân phải được đưa vào trong các quyết định được đưa ra.”
Đã có những tiến bộ đáng chú ý trong một số lĩnh vực, bao gồm vấn đề đa dạng sinh học được quan tâm và lồng ghép vào trong các lĩnh vực quan trọng. Một Nhóm Tiên phong, do các chính phủ đứng đầu, trong lĩnh vực này đã được thành lập, với 18 thành viên và con số này vẫn còn gia tăng. Hội nghị cũng thông qua kế hoạch hành động về ĐDSH và sức khoẻ, các quy trình xác định Các Khu vực Biển có Tầm quan trọng về Sinh thái hoặc Sinh học (EBSA) ở các đại dương. Việc xác định EBSA là một bước quan trọng để thực hiện mục tiêu bảo tồn 30% diện tích đại dương vào năm 2030.
Việc tích hợp các nỗ lực về thiên nhiên và khí hậu cũng đạt được tiến triển nhất định. Chỉ còn vài tuần nữa là COP29 sẽ diễn ra tại Baku, WWF hoan nghênh cam kết của các Bên nhằm tăng cường sự liên kết giữa NBSAP và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); tăng cường tìm hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa Công ước về khí hậu và Công ước ĐDSH; và theo dõi tốt hơn các nguồn tài trợ để tránh tài trợ trùng lặp cho các hoạt động về thiên nhiên và khí hậu.
Tuy nhiên, sau cuộc đàm phán kéo dài 24 giờ, thảo luận xung quanh việc thành lập một quỹ đa dạng sinh học mới lớn hơn và các quyết định quan trọng khác, đã bị hoãn lại và cuộc họp bị đình chỉ vì không còn đủ số người đàm phán để đưa ra quyết định. Kết quả này có nguy cơ làm suy yếu niềm tin vào Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu Côn Minh-Montreal (KMGBF) và khả năng thực thi KMGBF.
'Quỹ Cali' nêu rõ: các công ty sử dụng thông tin dữ liệu số tài nguyên di truyền (DSI) từ các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học di truyền trong các sản phẩm của mình phải đóng góp một phần lợi nhuận hoặc doanh thu vào Quỹ. Trong khi các chi tiết giải ngân vẫn đang được hoàn thiện, một thỏa thuận quan trọng đã đạt được: 50% nguồn kinh phí của Quỹ sẽ được phân bổ cho người dân bản địa và cộng đồng địa phương, trực tiếp hoặc thông qua chính phủ. Điều này sẽ cho phép các cộng đồng, bao gồm phụ nữ và thanh thiếu niên, cuối cùng cũng được chia sẻ lợi nhuận.
Kirsten Schuijt, Tổng Giám đốc WWF Quốc tế, cho biết: "Mặc dù chưa hoàn thiện và còn nhiều chi tiết cần thảo luận, “Quỹ 'Cali' mới được thành lập tại COP16 là một bước tiến quan trọng. Quỹ đảm bảo rằng các công ty hưởng lợi từ thiên nhiên đóng góp công bằng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời các nguồn tài trợ quan trọng đến được những người và địa điểm cần nhất".
Bình luận về cuộc họp bị đình chỉ, bà Schuijt nói thêm: “Mặc dù chính phủ Colombia đã nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, kết quả này đe doạ việc thực hiện Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu. Việc thực hiện sứ mệnh ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất thiên nhiên vào năm 2030 chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng hiện tại chúng ta đang đi chệch hướng một cách nguy hiểm.”
Các cuộc đàm phán xung quanh việc thành lập một quỹ đa dạng sinh học mới rộng lớn hơn cho các nước đang phát triển cũng đã bị ngừng lại.
Các cuộc đàm phán về giám sát tiến độ, trong đó tập trung giải quyết các bất cập trong giám sát việc thực hiện KMGBF và các phương pháp đánh giá (“kiểm kê”) toàn cầu trong năm 2026 và 2030 cũng không thể hoàn thành.
Các quốc gia phát triển cũng đang chậm trễ trong việc thực thi cam kết đóng góp 20 tỷ đô la Mỹ hàng năm để tài trợ cho hoạt động đa dạng sinh học quốc tế vào năm 2025. Các cam kết cho cơ chế tài trợ tạm thời, Quỹ Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu (GBFF), tại Cali cũng rất hạn hẹp, với tổng số tiền cam kết hiện tại là 407 triệu đô la Mỹ. Thảo luận về việc tái sử dụng các khoản trợ cấp gây hại cho thiên nhiên cũng đạt được rất ít tiến triển kể từ khi KMGBF được thông qua.
Khi COP16 kết thúc, 44 bản sửa đổi của Chiến lược và Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học Quốc gia (NBSAP) đã được đệ trình và 119 quốc gia đã đệ trình các Mục tiêu Quốc gia đã cập nhật, sửa đổi, chiếm khoảng 63%. Đây là một sự gia tăng đáng kể so với trước thềm COP16 - khi chưa đến một nửa số quốc gia công bố kế hoạch hoặc mục tiêu.
Ông Thibault Ledecq, Giám đốc Bảo tồn của WWF-Việt Nam phát biểu: “WWF hoan nghênh Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đệ trình bản sửa đổi của Chiến lược và Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học Quốc gia tại Cali. Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ sớm thực hiện cam kết và luôn sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong công cuộc bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học.”
Tại một sự kiện bên lề COP16 về việc lồng ghép đa dạng sinh học vào trong các lĩnh vực, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đã nhấn mạnh Việt Nam là một trong 20 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới và là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba trên toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 11 tỷ đô la Mỹ. Ông cho biết Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong bảo vệ đa dạng sinh học, nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, phục hồi hệ sinh thái biển, phục hồi các loài đặc hữu và triển khai các mô hình đồng quản lý với cộng đồng địa phương.
"Một trong những mục tiêu chính của Colombia là tập hợp các tiếng nói đa dạng của cộng đồng trên khắp thế giới, để đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe tại COP16", Tiến sĩ Lin Li, Giám đốc cấp cao về Chính sách và Vận động toàn cầu của WWF Quốc tế cho biết. "Sau nhiều năm tham dự các COP về Đa dạng Sinh học, lần đầu tiên tôi thấy đây thực sự là một 'COP của người dân' - với sự tham gia ngày càng tăng của người dân bản địa, cộng đồng địa phương, người gốc Phi, phụ nữ và thanh niên, tất cả đều nêu lên mối quan tâm của họ đối với Mẹ Trái đất. Tiếng nói của họ phải được những người ra quyết định lắng nghe - trong các phiên đàm phán, tại các cơ quan của chính phủ và trong phòng họp của các doanh nghiệp đang khai thác cạn kiệt thiên nhiên. Những yêu cầu của người dân phải được đưa vào trong các quyết định được đưa ra.”
Đã có những tiến bộ đáng chú ý trong một số lĩnh vực, bao gồm vấn đề đa dạng sinh học được quan tâm và lồng ghép vào trong các lĩnh vực quan trọng. Một Nhóm Tiên phong, do các chính phủ đứng đầu, trong lĩnh vực này đã được thành lập, với 18 thành viên và con số này vẫn còn gia tăng. Hội nghị cũng thông qua kế hoạch hành động về ĐDSH và sức khoẻ, các quy trình xác định Các Khu vực Biển có Tầm quan trọng về Sinh thái hoặc Sinh học (EBSA) ở các đại dương. Việc xác định EBSA là một bước quan trọng để thực hiện mục tiêu bảo tồn 30% diện tích đại dương vào năm 2030.
Việc tích hợp các nỗ lực về thiên nhiên và khí hậu cũng đạt được tiến triển nhất định. Chỉ còn vài tuần nữa là COP29 sẽ diễn ra tại Baku, WWF hoan nghênh cam kết của các Bên nhằm tăng cường sự liên kết giữa NBSAP và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); tăng cường tìm hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa Công ước về khí hậu và Công ước ĐDSH; và theo dõi tốt hơn các nguồn tài trợ để tránh tài trợ trùng lặp cho các hoạt động về thiên nhiên và khí hậu.
(Nguồn: WWF)